Đến bao giờ Đảng mới lắng nghe những lời nói thật?

Mới đây, tại buổi làm việc với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng yêu cầu cán bộ mặt trận phải là người dám bày tỏ tiếng nói từ thực tiễn để góp phần xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Yêu cầu của ông Thưởng khiến người ta nhớ lại lại phát biểu của bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương hồi tháng 7 năm 2022 rằng: “Trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, việc phát hiện những sai phạm, tiêu cực từ nội bộ tới nay vẫn là “thách thức lớn”; song “đã có những tấm gương về đấu tranh, nói tiếng nói thẳng thắn, nghiêm túc để bảo vệ sự trong sạch, đúng đắn trong lãnh đạo của Đảng”.  

Là một người từng bị kỷ luật do ‘nói thẳng, nói thật’ hơn 10 năm trước, khi còn là cán bộ của Tổng Cục 2, cựu Trung tá Vũ Minh Trí nói với RFA sáng 1 tháng 12 năm 2022:

“Cựu tổng bí thư ĐCS Liên Xô Mikhail Gorbachev có nói thế này: ‘Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.’ Tôi thấy câu nói ấy hoàn toàn chính xác, và từ lâu tôi đã không tin vào bất cứ luận điệu nào của họ.

Cách đây hơn 5 năm, với cương vị trưởng ban Tuyên giáo của ĐCS VN, Võ Văn Thưởng từng phát biểu thế này: ‘Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý’.

Chỉ cần nhẩm đếm số người bị bắt bỏ tù từ dạo đó đến nay chỉ vì nói lên sự thật (chứ chưa tới mức đối thoại, tranh luận với ĐCS VN), chúng ta sẽ thấy chỉ những kẻ ngu ngốc mới tin vào lời nói của Thưởng”.

Cựu tổng bí thư ĐCS Liên Xô Mikhail Gorbachev có nói thế này: ‘Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.’ Tôi thấy câu nói ấy hoàn toàn chính xác, và từ lâu tôi đã không tin vào bất cứ luận điệu nào của họ. – Cựu Trung tá Vũ Minh Trí 

Ông Võ Văn Thưởng, lúc còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo đã nói như vậy tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, sáng 18 tháng 5 năm 2017.

Nhà báo Trần Ngọc Tuấn, hiện đang ở Cộng hòa Séc thì cho rằng, một thể chế độc đảng, độc tài không bao giờ chấp nhận những ý kiến trái chiều, những phản biện xã hội. Ông nói với RFA hôm 19 tháng 10 năm 2022:

“Theo tôi, ai mà tin vào những điều đó thì thật là ngây thơ. Những câu như “nói thẳng, nói thật, góp ý, những việc cần làm ngay…” tôi nghe từ lâu lắm rồi nên không còn niềm tin nữa. Họ nói chỉ để mà nói thế thôi. Nó chỉ là đồ trang sức. Thực chất một chế độ độc tài không bao giờ muốn nghe những lời phản biện, cho dù đó là những lời góp ý xây dựng chân thành.

Một là họ sẽ lờ đi không nghe, hai là họ có biện pháp xử lý theo kiểu họ cho đó là gây hoang mang, tiêu cực, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng… họ cứ quy chụp như thế. Không ngạc nhiên!”

0b8cde64-2b49-4824-b698-221bed5dbdcf.jpeg
Giáo sư Chu Hảo, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Quĩ Phan Chu Trinh. Ảnh chụp 2010. AFP

Trong thực tế, nhiều tiếng nói đóng góp thẳng thắn thường hay bị cáo buộc là đi ngược đường lối của Đảng, Nhà nước. Họ thường bị đối xử bất công, chịu nhiều thiệt thòi sau đó.

Điển hình là luật sư Nguyễn Đăng Trừng, nguyên Chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã lên tiếng yêu cầu sự độc lập khỏi Đảng cho đoàn luật sư ở Sài Gòn. Ông bị khai trừ ra khỏi Đảng ngày 31 tháng 7 năm 2014 với lý do xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn luật sư.

Một người nữa là Giáo sư Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Ông bị Đảng khai trừ hôm 15 tháng 11 năm 2018 vì ‘có hành vi chống đối’ và ‘tự diễn biến’ dù trước đó, bản thân GS Chu Hảo đã tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2021-2022 được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam công bố hôm 24 tháng 6 năm 2022, kể từ đầu năm 2021 đến 31 tháng 5 năm 2022, ít nhất có 48 người bị bắt và truy tố và 72 người bị đưa ra xét xử với những bản án nặng nề. Trong số đó, hầu hết bị kết án với các tội danh liên hệ đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông để phát biểu những suy nghĩ và khát vọng khác với chủ trương của đảng cầm quyền. Theo ghi nhận của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, hiện có ít nhất 290 tù nhân chính trị và tôn giáo bị giam cầm với những bản án nhiều năm.

Tuy vậy, với cái nhìn lạc quan, Giáo sư Đặng Hùng Võ, hiện là Đảng viên, nêu nhận định với RFA sáng 1 tháng 12 năm 2022:

“Tôi cho rằng đây cũng là ý nghĩ thật. Thực tế đã đến lúc buộc chính quyền phải tiếp nhận việc đó, nếu không thì sẽ lợi dụng việc chính quyền quyết định một chiều. Hay nói cách khác đây cũng là thể nghiệm về quản trị mà các nước khác họ đã làm từ rất lâu rồi.

Ở đây, chuyện chính quyền quyết định một chiều là nguyên nhân đưa đến những cái quyết định sai chính. Vì vậy phải cần một cái chiều ngược lại. Đó là nguyên tắc của quản trị mà Việt Nam thì vẫn dùng những từ như ‘phản biện xã hội’, ‘góp ý’, ‘nói thẳng, nói thật’… Chỉ có điều phải hiểu rằng, những điều này ở Việt Nam vẫn phải đảm bảo cái nguyên tắc là tất cả đều trên nguyên tắc xây dựng, chứ không phải dùng cái mà Việt Nam gọi là ‘chống phá’.

Ở Việt Nam thì con đường nó vẫn còn xa, tức là nó đòi hỏi một quãng đường khá xa để tiếp cận những cái mà trên thế giới người ta nhìn thấy như là một chân lý. Nó dẫn tới việc phát triển chậm hơn. Muốn phát triển nhanh thì phải thay đổi. Cái quy luật quản trị chung nó diễn ra như vậy. Không có cách gì không xảy ra cả, chỉ có điều xảy ra sớm thì toàn dân được nhờ, đất nước được nhờ. – Giáo sư Đặng Hùng Võ

Giáo sư Đặng Hùng Võ nói thêm, chuyện khuyến khích công chức hay người dân phản biện những vấn đề mà họ thấy sai, hoặc lên tiếng góp ý những sai trái, là điều các nước dân chủ đã làm từ lâu. Và đó là chân lý mà Việt Nam phải theo. Tuy nhiên, ông nói tiếp:

“Ở Việt Nam thì con đường nó vẫn còn xa, tức là nó đòi hỏi một quãng đường khá xa để tiếp cận những cái mà trên thế giới người ta nhìn thấy như là một chân lý. Nó dẫn tới việc phát triển chậm hơn. Muốn phát triển nhanh thì phải thay đổi. Cái quy luật quản trị chung nó diễn ra như vậy. Không có cách gì không xảy ra cả, chỉ có điều xảy ra sớm thì toàn dân được nhờ, đất nước được nhờ.”

Tại buổi làm việc với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hôm 1 tháng 12 năm 20222, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng lưu ý tình hình mới hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi trong công tác mặt trận phải có tầm nhìn, ý tưởng và những nhiệm vụ, giải pháp mới để xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Related posts